EAADhvK8TKWIBAGZBQAWvDhIHZCZA25U92k6GS21Ad8ZBZBqN3si75wBDQqALY6y5jHP0eoIZBzyliqy40NLZA2U3mJ3aLkmehYyOUQiXFX6oDpG0HRvkOSosAgHjcR2EuTGog5077ZA3AsIRn6XCLLtEgxuf3vvbKsCKESTkfxf17A2Qz5qJ1pTYvZAqiEwXoAZBYZD

Cà phê Sài Gòn – nét đẹp văn hóa của người Việt

Cà phê – loại thức uống được ưa chuộng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Thế nhưng mỗi nơi lại có một nền văn hóa uống cà phê rất riêng. Ví dụ như người Mỹ bận rộn thường thích loại cà phê uống mang đi hay còn gọi là take away. Người Ý thì lại có thể ngồi nhâm nhi hàng giờ liền với ly cà phê của mình chỉ để thưởng thức và trầm tư suy nghĩ. Người Pháp thì thích ngồi uống cà phê để ngắm các cô gái dạo phố trên đường. Vậy còn người Việt Nam nói chung, người Sài Gòn nói riêng thì thế nào ?

Cà phê Sài Gòn có một nét văn hóa rất riêng. Thoạt nhìn thì trông có vẻ xô bồ, bát nháo, đôi lúc chẳng có gì đặc biệt. Nhưng thực ra rất đa phong cách và có thể chiều lòng được rất nhiều “tín đồ” cà phê với các nền văn hóa khác nhau.

Người Bắc vào Sài Gòn vài lần sẽ không thể hiểu nổi tại sao cái thứ nước đen đen, phảng phất mùi cà phê và ngọt như “chè” lại được dân Sài Gòn chuộng đến thế. Từ sáng sớm cho đến khuya muộn, bất kể lúc nào dân Sài Gòn cũng có thể uống cà phê. Từ quán cà phê bệt vỉa hè với giá chưa tới hai mươi nghìn đồng, cho tới những quán sang trọng giá một ly cà phê bằng một ngày lương cày cuốc. Thế nhưng dù hình thức thế nào, thì nó vẫn không thoát khỏi được tên gọi thân thương nhất – cà phê Sài Gòn !

Cà phê Sài Gòn có gì khác với cà phê Hà Nội

Nếu có ai đó hỏi rằng cà phê ở Sài Gòn và Hà Nội có gì khác nhau ngoài cái tên gọi, thì một tín đồ cà phê sẽ nói rằng, Hà Nội và Sài Gòn khác nhau ở phong cách thưởng thức cà phê. Tuy cùng là một loại thức uống nhưng ở mỗi nơi, cà phê thể hiện nét đẹp đặc trưng trên nhiều khía cạnh khác nhau.

Cách gọi khác nhau

Người Sài Gòn thường gọi cà phê pha cùng sữa và đá là “cà phê sữa đá”, còn cà phê chỉ pha với đường và đá thì người ta gọi là“cà phê đá”

Còn ở Hà Nội, thay vì gọi “cà phê sữa đá” như Sài Gòn thì người Thủ Đô sẽ gọi là “cà phê nâu”, và “cà phê đá” ở Sài Gòn sẽ là “cà phê đen” của người Hà Nội.

Khác biệt về sự gặp gỡ và giao lưu

Khi nhắc đến Sài Gòn có món uống gì đặc trưng thì sẽ nghĩ ngay đến đó là cà phê. Gần như cà phê trở thành thức uống phổ cho mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, bất kể đi đâu, rủ rê bạn bè thì câu cửa miệng luôn của mọi người luôn là “cà phê không?”, cà phê trở thành cái kết nối giữa mọi người với nhau trong bất kỳ không gian nào từ sang trọng đến đường phố, vỉa hè.

Người Hà Nội lại khác, tuy cà phê là loại thức uống phổ biến nhưng không phải là sự lựa chọn của mỗi người khi có những dịp gặp gỡ, giao lưu. Mà người Hà Nội chỉ chọn đi cà phê khi cần bàn các công việc cùng đối tác, hay trò chuyện cùng bạn bè lâu ngày không gặp trong những không gian lịch sự. Thay vào đó, khi họ muốn gặp gỡ tán gẫu với mọi người thì họ sẽ đi trà đá vĩa hè để hóng gió và tán gẫu.

Thời gian uống cà phê 

Nếu như ở Sài Gòn, chúng ta có thể thưởng thức cà phê vào bất kỳ thời gian nào mà chúng ta muốn, không kể sáng đêm, thậm chí có những người yêu thích vẻ đẹp về đêm của Sài Gòn, họ thường gọi cho mình một ly cà phê, sau đó nhìn ngắm phố phường lúc muộn, ngắm sự tĩnh lặng nhưng thi thoảng lại có một vài chiếc xe vụt ngang qua, hay ngắm nhìn sự lao nhọc hằn rõ trên khuôn mặt của những con người đang lam lũ kiếm thêm tiền sinh hoạt.

Người Hà Nội lại không như thế. Họ chỉ thưởng thức cà phê vào buổi sáng để lấy lại tinh thần cho ngày dài sắp bắt đầu và luôn uống cà phê trong một khung giờ nhất định,

Mời nước khi khách đến nhà

Nếu như người Sài Gòn chọn cà phê làm thức uống để tiếp đãi khách thì người Hà Nội lại lựa chọn một ấm trà ấm nóng khi nhà có khách sang ghé thăm.

Cà phê Sài Gòn xưa và nay có gì khác nhau ?

Trải qua nhiều giai đoạn, cà phê lại khoác cho mình một bộ áo mới, thế nhưng dù bộ áo mới thế nào đi nữa, thì hương vị đặc trưng của cà phê Sài Gòn vẫn nằm yên ở đó.

Cà phê Sài Gòn xưa

Từ thời xưa, những con người đam mê uống cà phê đã mày mò tạo ra chiếc phin để có thể làm cho mình một ly cà phê thơm nức mũi. Với điều kiện không cho phép, đôi ba chiếc ghế cũ cùng với tờ báo vừa ra lò sáng nay đã tạo nên 1 cà phê Sài Gòn rất riêng.

Cà phê Sài Gòn nay

Tuy phong cách uống cà phê từ thời bao cấp vẫn còn đó, nhưng xã hội ngày càng phát triển, nhiều quán cà phê sang trọng, bắt mắt và hợp trend ngày ngày càng hiện lên, thay thế cho những cốc cà phê phin của những năm trước đó. Thay vì tờ báo cầm trên tay như trước thì bây giờ, người ta đi cà phê sẽ cầm theo bên mình 1 chiếc laptop để làm việc, 1 chiếc smartphone để đọc tin tức, hay những cuốn sách, cuốn tập để làm bài cho kịp tiến độ deadline,..

Cà phê Sài Gòn – nên ngồi một mình hay đi cùng đám đông ?

Thật không khó để thấy cảnh tượng 1 người đàn ông hay 1 người phụ nữa đi một mình và bên cạnh họ là 1 tách cà phê. Người ngoài nhìn vào sẽ bảo là trông người này thật cô đơn, lại có người có cảm giác rất hiểu họ, cho rằng giữa Sài Gòn xô bồ như thế, tìm được 1 người có thể cùng mình uống tách cà phê trông thật khó khăn và mệt mỏi, vậy thì nhân lúc mình chưa tìm được ai thì cứ thế mà uống cà phê 1 mình thôi, điều đó chẳng có gì là xấu cả. Nhưng thật tâm của những người đi cà phê 1 mình đó, họ lại cho rằng đôi lúc họ đi uống cà phê 1 mình, chỉ là họ muốn cho bản thân 1 khoảng lặng, và muốn tìm kiếm ra bản thân mình là ai, mình cần gì, cứ thế ngắm nhìn đường phố, thế là đủ !

Và cảnh tượng người ta đi uống cà phê theo 1 đám đông thật rôm rã làm sao. Họ ngồi túm lại vào nhau, chia sẽ cho nhau những câu chuyện buồn vui lẫn lộn, thậm chí là bày trò chơi để chơi cùng nhau, sau đó cười òa lên vì một điều gì đó thật buồn cười mà một người bạn trong nhóm chia sẽ. Tình bạn của họ lúc đó trông thật khăn khít và vui vẻ, thân thương làm sao.

Dù thế nào đi nữa, chuyện đi cà phê 1 mình hay 1 đám đông hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân của mỗi người, và không ai có thể ép họ vào 1 khuôn khổ hoặc đi theo số đông được.

Vì ở Sài Gòn, uống 1 ly cà phê không thể đánh giá lên 1 con người !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vì sao bạn chọn Liên hệ Khách hàng