Được biết đến như là một quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới, Việt Nam là một thiên đường cà phê với nhiều lựa chọn khác nhau cho người uống. Với sự phong phú của các thành phần, văn hóa uống cà phê Việt Nam đã được phát triển cao với nhiều cách thức độc đáo. Thói quen uống cà phê hàng ngày trở nên rất phổ biến với người Việt.
1. Nét văn hóa cà phê của người Việt
Hương vị cà phê đậm đà đã trở nên quen thuộc trong nhịp sống mỗi ngày của người dân Việt. Sự tinh tế của cà phê Việt thể hiện ở nét văn hóa và phong cách thưởng thức cà phê khác lạ của người Việt.
Người Việt không có thời gian uống cà phê cố định, có thể uống vào buổi sáng sớm, buổi trưa, hoặc đi cà phê buổi tối và thưởng thức cà phê như một thứ văn hóa: nhâm nhi và suy tưởng. Ngồi bên tách cà phê, vừa nhấp từng ngụm nhỏ vừa đọc báo, nghe nhạc. Trò chuyện cùng bạn bè, cùng đối tác làm ăn, hay ngồi làm việc, và còn để suy ngẫm về cuộc sống, về con người,…
Các quán cà phê ở Việt Nam cũng có rất nhiều phong cách, từ các quán nhỏ trong hẻm, nơi vỉa hè (người ta gọi là cà phê cóc) đến các quán lớn sang trọng thiết kế cầu kỳ từ cổ điển đến hiện đại. Ngày nay, ngoài thưởng thức cà phê tại quán thì hình thức take-away cũng dần phổ biến, đặc biệt là đối với dân văn phòng hoặc những người bận rộn.
Cà phê phin được coi là thứ thức uống được ưa thích nhất của người Việt. Cái cảm giác ngồi chờ đợi từng giọt từng giọt cà phê rơi thật là thú vị. Càng thú vị hơn nữa khi được nhâm nhi thành quả của nó. Có thể là một tách cà phê đen nóng, có thể pha thêm chút sữa. Uống nóng hay uống đá tùy theo sở thích của mỗi người.
Người ta có thể đoán biết được tính cách con người, văn hóa của mỗi vùng miền qua cách pha cà phê và sở thích uống của mỗi người.
Cà phê phin là thức uống được ưa thích nhất của người Việt
2. Văn hóa cà phê của người miền Bắc
Ở miền Bắc tiêu biểu là Hà Nội, người ta thích uống cà phê đen đậm đặc pha bằng phin. Bên cạnh đó, còn có một loại cà phê nữa đó là cà phê nâu. Loại cà phê này pha thêm với sữa đặc, không bỏ đá và cho nhiều cà phê nên nó vẫn giữ được vị đắng đặc trưng.
Các quán cà phê ở Hà Nội thường được thiết kế đơn giản. Du khách có thể tìm thấy rất nhiều quán cà phê ngồi tạm nơi vỉa hè, trong các con hẻm nhỏ chỉ với vài bộ bàn ghế đơn sơ. Bên cạnh đó, quán cà phê theo phong cách cổ điển cũng rất được ưa chuộng nơi đây.
Người miền Bắc thích uống cà phê đen đậm đặc pha bằng phin
3. Văn hóa cà phê của người miền Trung
Vùng đất này có văn hóa uống cà phê là sự giao thoa giữa miền Bắc và miền Nam. Du khách đến đây có thể tìm thấy nhiều phong cách cà phê từ cà phê vỉa hè đến các quán cà phê sang trọng thiết kế cầu kỳ.
Tại miền Trung, bạn có thể dễ dàng bắt gặp cả cà phê đen lẫn cà phê sữa đá. Cà phê của người miền Trung vừa có vị đắng vừa phải lại vừa có vị ngọt dễ chịu. Có người thì thích uống cà phê phin nhỏ giọt, có người lại thích uống cà phê bột pha sẵn tạo nên một màu sắc rất đa dạng.
Cà phê của người miền Trung vừa có vị đắng vừa phải lại vừa có vị ngọt dễ chịu
4. Văn hóa cà phê của người miền Nam
Văn hóa cà phê của thủ phủ Phương Nam có một nét rất riêng. Tại Sài Gòn, người ta có cách pha chế rất khác mang nét đặc trưng riêng của nơi đây đó chính là cà phê vợt – món đồ uống đã có tuổi đời hơn 50 năm ở nơi đây. Và cũng chỉ ở Sài Gòn mới có thức uống này. Không sử dụng phin để pha chế mà người bán sẽ dùng một chiếc vợt dài khoảng 20cm, đổ bột cà phê vào vợt rồi cho thêm ít nước sôi. Khách ngồi tại những quán nhỏ nơi vỉa hè, bên ấm cà phê vợt còn nóng hổi, rót từng ly nhỏ rồi vừa nhâm nhi vừa ngẫm nghĩ. Dù cho các quán cà phê vợt hiện nay ở Sài Gòn chỉ còn vài tiệm nhưng những nơi này vẫn luôn đông khách bởi sự hoài niệm và hương vị đặc trưng của thức uống này.
Người miền Nam thường ít uống cà phê đen đậm đặc mà sẽ thường uống cà phê pha chút sữa, người ta gọi là bạc xỉu hoặc cà phê sữa đá. Đây là loại thức uống ít cà phê nhiều sữa nên sẽ khá ngọt, loãng và ít vị đắng hơn cà phê của người miền Bắc. Người ta hay truyền miệng nhau câu “Sài Gòn cà phê sữa đá” cũng bởi thói quen uống cà phê đặc trưng của nơi đây.
Ở Sài Gòn, đâu đâu cũng có quán cà phê hiện diện. Từ góc hẻm nhỏ đến những đại lộ lớn. Không ai có thể thống kê chính xác có bao nhiêu quán cà phê tại Sài Gòn. Sự tiện dụng của các quán cà phê ở Sài Gòn phổ biến tới mức xuất hiện hầu hết trong cuộc sống đời thường của người dân nơi đây. Cà phê đã và đang là nét văn hóa không thể thiếu của người dân Sài Gòn. Ngoài công dụng giúp tỉnh táo cho cả một ngày làm việc vất vả. Cà phê còn là một món ăn tinh thần, là nơi chốn gặp gỡ cho bạn bè, đối tác, và cả hẹn hò lý tưởng nữa …
Người miền Nam thích uống cà phê sữa đá hoặc bạc xĩu
5. Văn hóa cà phê nguyên chất
Văn hóa cà phê nguyên chất ở Việt Nam chưa được mọi người chú trọng nhiều. Người Việt vẫn có những quan điểm sai lầm là một ly cà phê “ngon” có màu đen đậm với mùi hương nồng nàn, có nhiều bọt và “bám lên đá” “bám lên ly”. Chính vì vậy, RANG GIA CÔNG CÀ PHÊ là thương hiệu cà phê luôn quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng. Từ đó, các sản phẩm của RANG GIA CÔNG CÀ PHÊ luôn chú trọng trong quy trình sản xuất và đã hoàn thành đủ 4 giai đoạn trong quá trình FROM FARM TO CUP (Nông trại – nhà máy chế biến – nhà máy rang xay – đóng gói thành phẩm). Đặc biệt là tất cả các sản phẩm
RANG GIA CÔNG CÀ PHÊ 100% vị nguyên chất và cam kết 3 KHÔNG in trên bao bì: không màu hóa học, không mùi gây hại, không trộn đậu bắp, đậu nành.