EAADhvK8TKWIBAGZBQAWvDhIHZCZA25U92k6GS21Ad8ZBZBqN3si75wBDQqALY6y5jHP0eoIZBzyliqy40NLZA2U3mJ3aLkmehYyOUQiXFX6oDpG0HRvkOSosAgHjcR2EuTGog5077ZA3AsIRn6XCLLtEgxuf3vvbKsCKESTkfxf17A2Qz5qJ1pTYvZAqiEwXoAZBYZD

Tìm hiểu hiện tượng say cà phê?

Chắc hẳn mọi người đều biết rằng ở trong cà phê có hàm lượng caffein khá cao. Đặc biệt, loại chất kích thích này có thể vừa là thầy thuốc thân thiện của bạn, lại vừa có thể làm hại bạn. Nói cách khác, bên cạnh những tác dụng về sức khoẻ của cà phê thì bạn cũng rất dễ bị say cà phê nếu sử dụng không đúng cách. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy theo dõi bài viết Tìm hiểu hiện tượng say cà phê?

Nguyên nhân gây ra hiện tượng say cà phê

Như đã nhắc ở phần giới thiệu, nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng say cà phê được bắt nguồn từ chất caffein. Bởi vì, caffein là một loại chất kích thích khá mạnh đối với các tế bào và hệ thần kinh của con người. Vì thế, nếu cơ thể tiếp nhận quá nhiều caffein trong một lúc thì sức đề kháng của chúng ta sẽ không thể chống chọi nổi.

Hiện tượng say cà phê
Hiện tượng say cà phê được xảy ra khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều lượng caffein cùng một thời điểm

Khi say cà phê, bạn sẽ có những dấu hiệu bất thường sau đây:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Khó thở
  • Tim đập nhanh
  • Tâm trạng bồn chồn
  • Dễ cáu gắt
  • Tăng huyết áp (đỏ mặt)

Đặc biệt lưu ý rằng, bên cạnh chất caffein thì cà phê còn chứa một lượng acid nhỏ. Vì vậy, đối với những người có tiền sử về căn bệnh đau dạ dày thì khi bị say cà phê sẽ càng nguy hiểm hơn. Lúc này, không những chất caffein trực tiếp đi vào máu và acid còn bám vào thành dạ dày. Vậy nên, sức khoẻ của bạn sẽ bị suy yếu và niêm mạc dạ dày có thể bị tổn thương.

Cách phòng chống say cà phê

phòng chống hiện tượng say cà phê
Các cách phòng chống hiện tượng say cà phê từ việc thay đổi theo quen sinh hoạt hàng ngày

Sau khi tìm hiểu hiện tượng say cà phê?, chắc hẳn bạn đã nhận thấy sự nguy hiểm khi mắc phải triệu chứng này. Do đó, hãy bỏ túi những cách phòng chống sau đây để không phải đối mặt với chứng say cà phê nhé.

  • Chỉ nên sử dụng cà phê vào buổi sáng và sau khi ăn sáng nhất là đối với những người có tiền sử về bệnh đau dạ dày hoặc đau đại tràng.
  • Không nên sử dụng cà phê vào lúc đêm muộn.
  • Trong quá trình sử dụng những loại thuốc để điều trị bệnh, hạn chế sử dụng cà phê vì khi cà phê kết hợp với thuốc rất dễ gây ra phản ứng ngộ độc thực phẩm.
  • Nên uống cà phê sau 2 hoặc 3 giờ kể từ khi sử dụng thuốc.
  • Không sử dụng đồng thời rượu bia và cà phê. Bởi vì, cồn có trong rượu bia và caffein có trong cà phê khi kết hợp lại sẽ gây ức chế não bộ, mạch máu và hệ thần kinh. Từ đó, bạn có thể gặp nguy hiểm hoặc thậm chí là tử vong.
  • Không nên sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Người có tiền sử bệnh lý về tim mạch và dạ dày nên hạn chế sử dụng.
  • Không sử dụng quá 3 ly cà phê mỗi ngày.

Tóm lại, tác nhân gây nên hiện tượng say cà phê là chất caffein có trong nó. Tuy caffein rất có lợi đối với sức khoẻ, nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi có thể hại người bất cứ lúc nào. Vì thế, hãy luôn ghi nhớ những cách phòng chống đã được chia sẻ ở trên để không phải đối mặt với hiện tượng này. Hy vọng bài viết Tìm hiểu hiện tượng say cà phê? đã cung cấp những kiến thức bổ ích tới bạn đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vì sao bạn chọn Liên hệ Khách hàng