Cà phê là một thức uống rất phổ biến hiện nay. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp những quán cà phê trên khắp các con đường. Tìm hiểu về cà phê cũng là một nhu cầu của rất nhiều người. Để giúp các bạn tiết kiệm được thời gian và có thêm cho mình những hiểu biết về cà phê bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về cà phê.
Lịch sử cây cà phê
Cà phê đã được đưa vào Việt Nam từ những ngày đầu của thế kỷ 19. Và người Pháp là những người đầu tiên chủ động đưa cà phê vào văn hóa ăn uống của người dân Việt.
Và từ đó đến nay cà phê sống cùng nhịp sống của người dân Việt và đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Từ Bắc đến Nam theo dọc dải đất hình chữ S đều có mặt cây cà phê.
Cà phê du nhập vào Việt Nam từ rất sớm
Loại cà phê được người Pháp đưa đầu tiên vào Việt Nam là cà phê Chè ( Arabica) và được trồng chủ yếu tại những tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên năng suất đạt được rất ít. Chính vì vậy mà họ đã đưa cây cà phê di chuyển xuống phía Nam nhất là khu vực Tây Nguyên. Điều kiện thuận lợi tại đây đã giúp cây cà phê phát triển rất tốt, hạt cà phê chất lượng hơn và năng suất cũng cao hơn.
Sau sự thành công của cà phê Chè thì lần lượt những loại cà phê khác cũng được du nhập vào nước ta. Như là cà phê vối, cà phê mít,…Hiện nay cây cà phê đã trở thành cây công nghiệp dài ngày và trồng cà phê đem lại thu nhập lớn cho người dân.
Các vùng trồng cà phê nổi tiếng tại Việt Nam
Cây cà phê có thể sống tại rất nhiều vùng đất Việt Nam. Tuy nhiên để cho ra năng suất và chất lượng cao thì cây cà phê thường được trồng nhiều tại vùng Tây Nguyên, Nam Bộ. Các đồn điền cà phê được xây dựng lên cho ra những mẻ cà phê chất lượng. Từ đó Việt Nam là một quốc gia có năng suất cà phê thuộc top đầu trên thế giới.
Đặc biệt ở Đắk Lắk và Gia Lai là hai tỉnh có trữ lượng cà phê mỗi năm thu được cao nhất nước ta.
Tuy nhiên nếu xét về độ ngon và chất lượng thì cà phê được trồng ở Đà Lạt và Lâm Đồng vẫn có độ ngon nhiều hơn. Do có khí hậu mát mẻ, nguồn nước và ánh sáng phù hợp khiến cho cây cà phê phát triển được tốt, đặc biệt là những loại cà phê như Moka, Robusta, Bourbon sinh sống.
Các phương thức chế biến cà phê
Quy trình và phương pháp chế biến sơ qua cà phê là vô cùng quan trọng. Để đảm bảo cà phê sau khi thu hoạch về không bị hỏng cũng như giữ được sự tươi mới của cà phê.Hiện nay có 03 phương thức chế biến cà phê chính.
Chế biến khô
Chế biến khô là phương pháp truyền thống
Đây là phương pháp sau khi thu hoạch cà phê người ta sẽ đem phơi hạt cà phê trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Ưu điểm của phương pháp này dễ thực hiện, không tốn quá nhiều chi phí.
Hạn chế của nó là cần đến diện tích sân đủ lớn để có thể phơi đều cà phê, phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Bên cạnh đó cà phê dễ bị ẩm mốc do không nhận được lượng nhiệt đủ lớn và đều dẫn đến dễ bị ẩm mốc, ảnh hưởng đến chất lượng của cà phê.
Đối với những loại cà phê cao cấp thì rất hạn chế sử dụng phương pháp này do tính rủi ro cao.
Chế biến ướt
Đây là phương pháp được sử dụng đối với cà phê chất lượng cao. Tuy mất khá nhiều chi phí, công sức nhưng bù lại cà phê sẽ ngon và chất lượng hơn.
Cà phê sau khi được thu hoạch về được sàng lọc để chỉ giữ lại hạt cà phê tươi ngon, chín đều. Sau đấy người ta đem cà phê đi xay xát và đãi, sàng lọc qua nước sạch để đãi hết vỏ cà phê. Tiến hành ủ nhân cà phê lên men. Thời gian lên men được hoàn tất khi mà đã loại bỏ hết vỏ nhám bên ngoài.
Cuối cùng cà phê được đem đi phơi khô để loại bỏ hết vỏ trấu bên ngoài.
Chế biến mật ong
Phương pháp chế biến này khá giống với phương pháp ướt. Tuy nhiên chế biến mật ong sẽ giữ lại phần nhớt sau khi cho nhân cà phê lên men và cuối cùng là cho lên men. Thành phẩm thu được là nhân cà phê có màu nâu đen rất giống với màu mật ong.
Các loại cà phê phổ biến tại Việt Nam
Việt Nam là một đất nước được mệnh danh là đất nước của cà phê. Thiên nhiên nơi đây đã ưu đãi cho cây cà phê được phát triển. Một số giống cây cà phê phổ biến tại Việt Nam như:
Cà phê Arabica
Có tên gọi khác là cà phê chè. Đặc điểm của giống cà phê này chính là lá nhỏ, thân cây thấp. Arabica có nguồn gốc từ tây nam Ethiopia, sau đó theo chân người Pháp đến Việt Nam. Đây chính là loại cafe được trồng đầu tiên ở nước ta.
Trong cà phê Arabica lại được chia ra một số nhóm cây cà phê nhỏ như: typica, Bourbon, Moka, Caturra, Mundo Novo, Catuai, Moka
Arabica và Rubusta là hai loại cà phê chiếm phần lớn thị phần cà phê Việt Nam
Cà phê Rubusta
Đây là giống cây cà phê chiếm phần lớn sản lượng cà phê Việt Nam.
Cà phê Robusta cao hơn rất nhiều cà phê Arabica. Hương vị của cà phê này thường đậm đà và đắng hơn nhiều lần cà phê Arabica.
Đặc điểm nổi bật của giống cafe này chính là hàm lượng caffeine rất cao, chiếm khoảng 2 – 4% hạt cafe trong khi Arabica chỉ có 1 – 3%.
Cà phê Cherry
Cà phê Cherry hay còn gọi là cà phê Mít. Đặc điểm của giống cây cà phê này là thân cây to, chứa nhiều nước và có thể sống tại những vùng có khí hậu khô hạn.
Đây là loại cà phê được đánh giá thấp hơn cả, xét cả về hương vị lẫn năng suất.
Bản thân cà phê luôn có những điểm hấp dẫn người khác nhất là trong hương vị. Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn về những kiến thức cơ bản về cà phê. Hy vọng các bạn sẽ cảm thấy thú vị và có được những kiến thức mới mẻ.