EAADhvK8TKWIBAGZBQAWvDhIHZCZA25U92k6GS21Ad8ZBZBqN3si75wBDQqALY6y5jHP0eoIZBzyliqy40NLZA2U3mJ3aLkmehYyOUQiXFX6oDpG0HRvkOSosAgHjcR2EuTGog5077ZA3AsIRn6XCLLtEgxuf3vvbKsCKESTkfxf17A2Qz5qJ1pTYvZAqiEwXoAZBYZD

Nghiên cứu thành phần hóa học trong ly cà phê

Cà phê không chỉ là loại thức uống giúp con người thoát khỏi những cơn buồn ngủ mà nó còn có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Bởi lẽ, bên cạnh chất caffeine, bên trong ly cà phê còn ẩn chứa những hợp chất thú vị khác. Vậy, hãy cùng chúng tôi Nghiên cứu thành phần hóa học trong ly cà phê nhé.

Nếu tính sơ qua, một hạt cà phê được cấu tạo từ hàng chục chất hoá học khác nhau. Bên cạnh đó, tại mỗi vị trí nhất định như vỏ cà phê hay nhân cà phê, những chất hoá học này sẽ có sự thay đổi khác nhau. Cụ thể hơn, theo Nghiên cứu thành phần hóa học trong ly cà phê, ly cà phê gồm những thành phần sau:

cà phê chứa rất nhiều thành phần hoá học
Trong ly cà phê chứa rất nhiều thành phần hoá học khác nhau và mỗi chất hoá học đều đảm nhận những nhiệm vụ riêng

Hàm lượng nước

Nước là một thành phần không thể thiếu trong mọi loại hạt và trái cây và cà phê cũng không phải ngoại lệ. Trước khi sấy khô hoặc rang, thành phần nước chiếm từ 10 đến 12% trong tổng thể tích một hạt cà phê.  Tuy nước sẽ bị rút đi rất nhiều sau khi sấy khô cà phê (chỉ còn khoảng 2 đến 3%), nhưng đây là cách để bảo quản hạt cà phê không bị nấm mốc và bị hỏng.

Chất khoáng

Chất khoáng là cụm từ nói chung của các thành phần hoá học như Kali, Nito, Magie, Photpho và Chlo có trong một ly cà phê. Cũng chính những chất hoá học này mà bạn có thể dễ dàng hấp thụ năng lượng khi sử dụng cà phê đấy.

Bên cạnh đó, trong ly cà phê còn chứa hàm lượng các chất kim loại như nhôm, sắt, đồng, lưu huỳnh,… Vậy nhưng, những chất này lại được xem là khắc tinh của hương vị cà phê. Bởi lẽ, nếu nồng độ thành phân kim loại càng nhiều thì chất lượng cà phê sẽ càng thấp và ngược lại (kim loại ảnh hưởng tới mùi cà phê).

Thành phần Glucid

Glucid là chất hoá học tạo màu và vị Caramen cho cà phê và đây là chất không tham gia vào thành phần nước uống. Thực chất, Glucid là thành phần đường có trong cà phê. Tuy nhiên, do quá trình thuỷ phân cùng với Axit hữu cơ và Enzyme, đường sẽ biến thành Glucid. Vì thế, khi bột cà phê được tiếp xúc với nước sẽ sản sinh ra một chất ngọt dịu. Ngoài ra, hàm lượng chất này có trong cà phê sẽ phụ thuộc vào độ chín khi thu hoạch quả.

Thành phần Caffein

Cuối cùng, không thể không nhắc đến thành phần hoá học làm nên tên tuổi của cà phê. Đấy chính là Caffeine. Đặc biệt, hàm lượng chất này có trong cà phê vô cùng cao, khoảng 1 đến 3% trên tổng dung tích. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại cà phê cũng như điều kiện canh tác của nó mà hàm lượng caffein sẽ có sự khác biệt. Mặc dù vậy, một số giống loài cà phê lại vô cùng đặc biệt, khi hàm lượng Caffein càng ít thì thời gian kích thích não bộ lại càng dài.

Tóm lại, để Nghiên cứu thành phần hóa học trong ly cà phê, bạn phải mất một khoảng thời gian tương đối dài. Bởi lẽ, có quá nhiều thành phần hóa học ẩn chứa trong đó. Trên đây là một số chất hoá học điển hình nhất và cũng là chất tạo nên hương vị cũng như tính chất đặc trưng của cà phê. Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo hoá học của một ly cà phê.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vì sao bạn chọn Liên hệ Khách hàng