1. Bản chất cà phê
Như các bài chia sẻ trước, Arabica là dòng cà phê được yêu thích trên toàn thế giới. Đây là loại cà phê có vị chua tự nhiên, đặc biệt mức độ rang càng nhạt thì độ chua được thể hiện càng nhiều. Tuy nhiên, Arabica sở hữu chua thanh và hậu vị cực kỳ tinh tế. Do đó chúng được xem là một trong những loại cà phê ngon nhất hiện nay.
Khi dùng 100% Arabica, bạn sẽ cảm nhận được vị chua cực kỳ rõ ràng. Với những tín đồ không thích cà phê có độ chua. Bạn có thể sử dụng Robusta để thưởng thức. Hoặc phối thêm Robusta để giảm bớt độ chua vốn có từ cà phê Arabica.
2. Quá trình sơ chế
Cà phê có vị chua ngày càng được ưa chuộng và nhận được sự quan tâm của người dùng. Do đó, nhiều đơn vị sản xuất đã áp dụng các phương pháp sơ chế cà phê khác nhau để tạo nên vị chua cho các dòng cà phê, kể cả cà phê Robusta.
Độ chua của cà phê sẽ tăng dần dựa theo phương pháp sơ chế. Sơ chế khô truyền thống hầu như không làm nổi bật vị chua. Ngược lại sơ chế kiểu mật ong (Honey) và sơ chế ướt sẽ làm tăng độ chua từ cà phê. Trong đó, sơ chế ướt được đánh giá là một trong những phương pháp hoàn hảo nhất để tạo nên cà phê có vị chua tự nhiên.
Đây là cách lên men hạt cà phê trong nước. Lưu lại được lượng axit đáng kể và tạo nên vị chua cho cà phê. Do đó, khi cà phê có vị chua mạnh, không phù hợp với gu thưởng thức. Bạn có thể sử dụng các loại cà phê được sơ chế theo phương pháp khác như Honey, chế biến khô để giảm bớt vị chua.
3. Quá trình rang
Cũng như các phương pháp sơ chế. Quá trình rang ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị của cà phê. Trong đó, mức độ rang càng nhạt, hạt cà phê càng sáng màu thì độ chua sẽ càng cao.
Khi rang nhạt, các thành phần axit trong hạt cà phê hầu như ít bị tác động, tạo nên chua. Ngược lại, khi rang đậm, các axit này sẽ bị phân hủy dần, làm giảm độ chua vốn có. Do đó, khi cà phê có độ chua, bạn nên nghiên cứu đổi sang những sản phẩm có mức độ rang đậm hơn để đảm bảo hương vị mong muốn.
4. Chua do quá trình pha chế, bảo quản
Trong quá trình pha, thời gian cũng ảnh hưởng đến hương vị của cà phê. Nếu bạn pha phin có lỗ lớn, lực ép chưa đủ, cà phê sẽ chảy nhanh dẫn đến thành phẩm có vị nhạt và hơi chua. Ngược lại nếu cà phê chảy quá chậm sẽ có vị đắng.
Ngoài ra, khi pha chế nhưng chưa dùng ngay, cà phê để quá lâu. Tiếp xúc trực tiếp với không khí cũng có thể dẫn đến tình trạng chua không mong muốn. Lúc này, bạn nên bỏ phần cà phê thừa, pha mới và thưởng thức để đảm bảo hương vị và sức khỏe.
Ngoài ra, còn một nguyên nhân khiến cà phê có vị chua đó là phương pháp bảo quản cà phê hạt rang, cà phê bột chưa đúng kỹ thuật. Điều này khiến cà phê bị tác động từ môi trường, không khí và các tác nhân khác khiến lượng cà phê bị hỏng, không đảm bảo chất lượng. Do đó, khi bảo quản cà phê, cần đậy kín, bảo quản bằng túi zip, dụng cụ chuyên dùng.
Với những thông tin trên, có thể nhận ra rằng, cà phê nguyên chất thường có xen lẫn vị chua đặc biệt. Hi vọng bạn đã bớt bỡ ngỡ khi nhận ra cà phê có chua. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì bản chất vốn có của cà phê và cà phê bị hỏng khác xa nhau. Do đó mới nói, thưởng thức cà phê là cả một nghệ thuật. Chúc bạn có thể lựa chọn được hương vị cà phê mong muốn. Để thưởng thức đầy đủ cả chua, đắng, ngọt và hương thơm hấp dẫn của cà phê nguyên chất, hãy cùng đến với nhà máy Rang Gia Công Cà Phê nhé.