Để bắt đầu kinh doanh một lĩnh vực nào ngoài niềm đam mê, vốn,…thì bạn cần hoàn thiện thủ tục pháp lý để kinh doanh một cách hợp pháp. Kinh doanh cà phê cũng không ngoại lệ. Nếu bạn đang có ý định tìm hiểu lĩnh vực này hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu kinh doanh cà phê cần chuẩn bị thủ tục pháp lý nào.
Kinh doanh không phải đăng ký thủ tục pháp lý kinh doanh?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP ký ngày 16 tháng 03 năm 2007 thì các trường hợp không cần đăng ký kinh doanh sẽ bao gồm:
- a, Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
- b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
- c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
- d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
- đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
- e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Thủ tục pháp lý kinh doanh quán cà phê
Kinh doanh cà phê nhỏ cần có giấy phép không?
Nhiều chủ quán cà thắc mắc rằng nếu mình mở quán cà phê nhỏ thì có cần xin giấy phép hoạt động không? Và nếu cần thì cần chuẩn bị những giấy tờ nào?
Chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin để bạn có thể nắm chắc những thông tin về kinh doanh cà phê cần chuẩn bị thủ tục pháp lý nào?
Kinh doanh cà phê cần chuẩn bị thủ tục pháp lý nào?
Để kinh doanh suôn sẻ trước tiên bạn nên quan tâm đến hoàn thiện những thủ tục pháp lý như:
- Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh cà phê
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
- Bản sao chứng minh thư nhân dân của cá nhân, người đại diện hợp pháp của Hộ gia đình kinh doanh.
- Hợp đồng thuê quán (nếu có)
- Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Giấy đăng ký kinh doanh quán cà phê
2.Hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Kinh doanh cà phê là lĩnh vực liên quan đến dịch vụ ăn uống vậy nên cần có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
- Giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm( bản sao)
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng xung quanh
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình phân phối
- Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ của cơ sở
- Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người quản lý
- Giấy xác nhận của chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp của cơ sở
Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm quán cà phê
Kinh doanh cà phê không có giấy phép có bị phạt không?
Nếu như mở quán cà phê không có giấy phép tuỳ vào mức độ vi phạm sẽ bij xử phạt hành chính như sau:
Căn cứ theo khoản 3 điều 6 nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp theo quy định
Trong trường hợp bạn không có giấy phép kinh doanh thì theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ký ngày 15 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả bạn sẽ bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt như sau: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.”
Để kinh doanh cà phê được suôn sẻ thì chủ quán cà phê cần nắm rõ những quy định về kinh doanh. Trên đây là toàn bộ thông tin về giúp bạn trả lời cho mình câu hỏi kinh doanh cà phê cần chuẩn bị thủ tục pháp lý nào. Hy vọng sẽ có thể giúp cho quán cà phê của bạn ổn định phát triển.