Những nghề nghiệp trong ngành cà phê tại Việt Nam cũng ngày càng trở nên phong phú và mở tra nhiều cơ hội phát triển hơn cho mọi người. Tất cả được bắt nguồn từ việc đón nhận, yêu thích của người dùng đối với loại thức uống này. Làn sóng của nó không ngừng dừng lại khi chính ngành cà phê lại tự tạo xu hướng để tiếp cận và chinh phục được khách hàng.
1. Nghề trồng cà phê tại Việt Nam
Nghề trồng cà phê Việt Nam đã góp phần phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân. Nhắc đến những vùng đất trồng cà phê nổi tiếng Việt Nam thì phải kể đến Tây Nguyên. Với những vùng như: Cầu Đất, Núi Min, Trạm Hành (Lâm Đồng) và đặc biệt Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Nghề trồng cà phê đã gắn liền với cuộc sống của những con người nơi đây, họ luôn dành tình yêu, niềm tự hào cho hạt cà phê và cho mảnh đất nuôi dưỡng những hương vị đặc biệt này.
2. Nghề thu mua cà phê hạt – Buyer
Đây là một ngành nghề tiềm năng song nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế. Người thu mua cà phê không chỉ có trọng trách thẩm định. Bên cạnh đó họ còn là cầu nối giữa các công ty thương mại, cửa hàng cà phê, với người sản xuất cà phê.
Ngoài yêu cầu kỹ năng chuyên môn, hiểu xu hướng thị trường, tính chất của nghề nghiệp này là phải thường xuyên di chuyển để làm việc với các nông trại, đồn điền, hoặc các tổ chức trung gian khác. Vậy nên nghề này sẽ mang lại những trải nghiệm đa dạng, những sự cập nhật liên tục và nhiều niềm vui thú vị cho những ai thực sự đam mê cà phê.
3. Nghề thợ rang cà phê tại Việt Nam – Roaster
Nghề thợ rang cũng quan trọng và đòi hỏi người có sự am hiểu về cà phê cũng như kỹ thuật rang. Từ đó, quyết định đến chất lượng thành phẩm của ly cà phê trong tay các khách hàng.
Những người thợ rang lành nghề sẽ là những người dùng kiến thức, sự tinh tế và thấu hiểu khách hàng để tạo nên những nốt hương đầy mê hoặc, tạo nên vị cà phê đặc sắc. Để sáng tạo nên một bản hương vị rộn ràng, ấn tượng và thơm ngon dành cho những người yêu thích cà phê, vị trí của người thợ rang rất quan trọng.
4. Nghề kiểm soát chất lượng cà phê tại Việt Nam – Quality Control (QC)
Để đưa những hạt cà phê thật sự tinh túy và chất lượng đến với khách hàng, chắc chắn phải cần đến bộ phận kiểm soát chất lượng cà phê – QC.
Cũng là công việc thẩm định cà phê như các chuyên gia thu mua nhân xanh, nhưng QC thiên về thẩm định thành phẩm sau khi rang. Tức là nhận trách nhiệm đánh giá các mẫu cà phê sau khi được thực hiện bởi những người thợ rang, đảm bảo tính ổn định của nó.
5. Nghề Barista
Đây được xem là một nghề rất hot trong thời gian gần đây. Barista có thể nói là người cuối cùng trong quá trình đưa cà phê đến với người dùng. Họ như là đại sứ đưa những hương vị cà phê đến với các khách hàng. Vậy nên, bên cạnh yêu thích nghề barista, đây là công việc phù hợp với những bạn luôn yêu thích những cái mới và muốn học hỏi không ngừng. Barista sẽ là nền tảng phát triển của nhiều công việc khác như R&D, Head Bar, Quản lý,…
———————-
Nguồn Sưu tầm