Cà phê là một thức uống phổ biến hiện nay. Nhưng có bao giờ bạn cầm ly cà phê và tự hỏi liệu cà phê được chế biến theo phương pháp nào chưa? Có rất nhiều phương pháp chế biến cà phê. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn ba phương pháp chế biến cà phê phổ biến hiện nay.
Sau khi được thu hoạch và được phân loại kỹ càng những hạt cà phê sẽ có những con đường để đi đến khách hàng. Để có thể đánh thức hương vị của cà phê một cách trọn vẹn người chế biến sẽ áp dụng những phương pháp riêng. Mỗi phương pháp đều có những công đoạn riêng để làm nên vẻ đẹp, phẩm chất của cà phê.
Để đảm bảo hương vị đúng chuẩn hạt cà phê sau khi được thu hoạch phải được làm sạch, loại bỏ những cành khô, lá khô; tách phần vỏ và phần nhân.
Xem thêm: Rang gia công cà phê | Dịch vụ rang cafe giá rẻ tphcm hà nội
Ba phương pháp chế biến cà phê phổ biến
Phương pháp chế biến khô tự nhiên
Đây là phương pháp dễ dàng thực hiện nhất và lâu đời nhất. Tại các nước có nhiệt độ cao rất thích hợp để áp dụng phương pháp này. Việt Nam tại một số vùng Tây Nguyên do thời tiết nắng nóng nên bà con nơi đây thường sử dụng phương pháp này.
Cà phê sau khi được thu hoạch về phơi khô nguyên trái dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian nhiều tuần để làm khô cà phê, tránh bị ẩm mốc. Nếu thời tiết thất thường người ta có thể sử dụng thêm quạt sấy nóng có công suất cao để khắc phục thời tiết, tránh ẩm ướt nếu không cà phê sẽ lên men, mốc, ảnh hưởng đến chất lượng.
Ưu điểm của phương pháp:
- Dễ dàng áp dụng, tốn ít chi phí
- Quá trình làm khô hạt tự nhiên, lượng nhiệt tác động từ từ nên vị cà phê đậm hơn, ít chua
Nhược điểm của phương pháp
- Phụ thuộc lớn vào thời tiết
- Cà phê không được phơi đồng đều, chỗ dày chỗ mỏng nên hạt cà phê không có mùi vị giống nhau
- Khâu đảm bảo an toàn vệ sinh rất khó do phơi ngoài trời nên dễ bị sâu bọ đậu vào.
Phương pháp chế biến ướt
Trái cà phê tươi được tách phần vỏ và phần nhân. Sau đấy đem hạt cà phê đi ủ để bỏ hết phần chất nhầy bên ngoài lớp vỏ. Tùy thuộc vào sản phẩm cà phê mà bạn muốn thời gian ủ cũng giao động từ 12 giờ đến 5 giờ, ủ càng lâu thì vị chua càng đậm. Sau khi đạt đến thời gian lên men đủ cà phê được đem đi rửa sạch sau đấy sấy khô.
Với phương pháp này thường áp dụng đối với cà phê Arabica. Đấy cũng là lý do loại cà phê này có vị chua rất đặc trưng.
Ưu điểm của phương pháp
- Hạt cà phê có sự đồng đều chất lượng, vị chua thanh tự nhiên
- Tiết kiệm thời gian
- Đảm bảo vệ sinh
Nhược điểm của phương pháp
- Quy trình chế biến cần nhiều nước để rửa sạch cà phê
Phương pháp chế biến mật ong
Hay cón có tên gọi khác là phương pháp bán khô bán ướt. Phương pháp này xuất xứ từ Costa Rica và thường được các nước vùng Trung Mỹ sử dụng.
Để hàm lượng đường đạt mức cao nhất thì khi thu hoạch sẽ thu hái những quả chín mọng. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chế biến cà phê bằng phương pháp này. Tùy vào cấp độ cho lên men mà phần vỏ được bóc tách nhiều hay ít.
Kết thúc công đoạn làm ướt sẽ chuyển đến công đoạn làm khô. Cà phê sẽ được đưa lên giàn phơi nắng tự nhiên, Tùy vào mục đích quyết định phẩm chất cà phê mà thời gian phơi cũng được lựa chọn
Ưu điểm của phương pháp
- Chất lượng của cà phê được đảm bảo.
- Đảm bảo vệ sinh
Nhược điểm của phương pháp
- Mất nhiều công đoạn
Mỗi phương pháp đều mang lại những hương vị khác nhau cho cà phê. Tùy vào mục đích sản xuất cà phê mà chọn ra phương pháp phù hợp.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến cho các bạn ba phương pháp chế biến cà phê phổ biến hiện nay.